Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản

Viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh về đường hô hấp thường gặp. Hai bệnh này đều có những dấu hiệu ban đầu giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Phân biệt sự khác nhau giữa hai bệnh này là việc làm cần thiết để kịp thời có phương án điều trị phù hợp. Vậy làm thế nào để phân biệt viêm phổi và viêm phế quản? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

6 cách giữ cho trẻ ấm vào mùa đông

1. Viêm phổi

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi do vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Viêm phổi xảy ra khi một hoặc cả hai phổi bị viêm, thường là do nhiễm trùng

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản

Nguyên nhân viêm phổi

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp nhất là nhiễm trùng vi khuẩn, có thể sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên, lúc này virus làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp nhất đó là:

– Đau ngực khi thở hoặc ho

– Ho, ho khan, ho có đờm

– Sốt trên 38 độ, đổ mồ hôi và ớn lạnh

– Mệt mỏi, uể oải và chán ăn

– Thở nhanh, khó thở khi gắng sức

– Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

Ngoài ra xuất hiện một số triệu chứng ít phổ biến như ho ra máu, đau đầu, đau cơ… Ở người cao tuổi có thể bị lú lẫn hoặc thay đổi ý thức.

Cách điều trị

– Đảm bảo cân bằng nước điện giải và thăng bằng kiềm – toan, dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38.50C, dùng thuốc giảm ho, long đờm.

– Lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh, ban đầu thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc.

– Tùy vào mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp

2. Viêm phế quản

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản

Có 2 loại viêm phế quản: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính:

  • Viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, vi- rút hoặc cả hai. Đây là loại viêm phế quản có những triệu chứng tương đồng với viêm họng.
  • Viêm phế quản mãn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Nguyên nhân viêm phế quản

Virus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như môi trường sống hay hít phải khí độc hại cũng là những yếu tố quan trọng gây ra viêm phế quản.

Triệu chứng

Bênh nhận thường xuất hiện các triệu chứng ho khan, ho có đờm, sốt, đau họng, thở mệt do đường thở bị viêm, tiết dịch viêm.

Cách điều trị

Đối với viêm phế quản cấp

– Ở người lớn bình thường, đa số các trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi không cần điều trị. Chủ yếu điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước, dùng thuốc giảm đau, giảm viêm.

– Khi có ho khan nhiều gây mất ngủ sử dụng thuốc giảm ho: Codein, Dextromethorphan. Khi ho kéo dài, có đờm xanh vàng (cơ địa  phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc có viêm mũi mủ, viêm Amydal, viêm tai giữa,…) có thể phối hợp dùng thêm kháng sinh.

Đối với viêm phế quản mãn tính

Việc điều trị viêm phế quản mãn tính cần hết sức kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ. Hiện nay, chữa viêm phế quản mãn tính có nhiều cách như dùng kháng sinh thế hệ mới, thuốc chống viêm trực tiếp vào đường thở. Trong quá trình điều trị không dùng thuốc giảm ho bởi có thể làm chất bẩn, dị vật, đờm ứ đọng lại trong phổi gây tắc nghẽn. 

Ngoài ra khi mắc viêm phế quản, bạn cần kiêng một số loại thực phẩm để rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Tham khảo thêm thông tin tại đây

>> Xem thêm thông tin hữu ích mới nhất