Mẹo trị nghẹt mũi hiệu quả bất ngờ

Nghẹt mũi có thể xuất phát từ việc tăng tiết dịch mũi do kích thích thông thường. Hoặc đây là một trong những triệu chứng của các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, … Dưới đây, Dr Green sẽ mách bạn những mẹo đơn giản giúp giảm nghẹt mũi và giải quyết tình trạng khó chịu này ngay lập tức.

Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Cảm cúm và cảm lạnh có thể làm niêm mạc trong đường mũi phình nề. Khiến cho vi khuẩn hoặc virus gây bệnh kích thích cơ thể. Sự tăng tiết dịch mũi là một cơ chế tự nhiên để loại bỏ những tác nhân gây bệnh này. Đồng thời cung cấp kháng thể chết để chống lại chúng.

Mẹo trị nghẹt mũi hiệu quả bất ngờ
Nguyên nhân gây ngạt mũi

Ngạt mũi đôi khi cũng là một dấu hiệu thường gặp của dị ứng. Khi hệ thống hô hấp tiếp xúc với các tác nhân kích ứng, làm kích thích niêm mạc của mũi và xoang. Điều này dẫn đến việc tăng tiết chất nhầy để loại bỏ chất gây kích ứng. Kết quả là nghẹt mũi xuất hiện, gây trở ngại cho quá trình hô hấp.

Ngoài ra, ngạt mũi có thể tự hồi phục hoặc kéo dài, tái phát nhiều lần tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Mặc dù triệu chứng này thường không gây nguy hiểm. Nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị dưới đây để giảm bớt nhanh chóng cảm giác nghẹt mũi.

Mẹo trị nghẹt mũi hiệu quả bạn nên biết

Massage giảm nghẹt mũi

Mẹo trị nghẹt mũi hiệu quả bất ngờ
mẹo chữa trị ngạt mũi hiệu quả

Massage là một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả để giảm nghẹt mũi mà bạn có thể thực hiện ngay khi cảm nhận các triệu chứng. Các vị trí cụ thể để massage bao gồm:

  1. Điểm giữa hai cung lông màySử dụng ngón tay massage nhẹ nhàng vào điểm này trong khoảng 1 phút. Áp lực được tạo ra tại vị trí này sẽ giúp điều chỉnh áp suất trong xoang trán và giảm nghẹt mũi. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng trong trường hợp niêm mạc mũi bị khô.
  2. Hai bên cánh mũiMassage tròn nhẹ nhàng hai bên cánh mũi trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 phút. Điều này sẽ giúp mở thông lối mũi, giúp bạn dễ dàng thở hơn và giảm nghẹt mũi khó chịu.
  3. Điểm giữa mũi và môiMassage điểm ở giữa mũi và môi trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 phút có tác dụng giảm sưng mao mạch trong mũi một cách hiệu quả. Nó sẽ giúp đường thở thông thoáng hơn và giảm thiểu cảm giác nghẹt mũi.

Xông hơi

  1. Xông hơi bằng nước nóng:
    • Chuẩn bị một thau nước nóng đựng đầy nước nóng.( có thể sử dụng với xả)
    • Trùm kín đầu để hơi nước bốc lên. Lưu ý: giữ khoảng cách phù hợp với bản thân để tránh bỏng
    • Phương pháp này có thể được áp dụng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần nếu bạn mắc viêm mũi kéo dài và thường xuyên gặp phải nghẹt mũi.
  2. Tắm nước ấm:
    • Ngoài việc xông hơi, bạn cũng có thể tắm nước ấm để làm ấm cơ thể.
    • Hãy thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn tắm nước ấm hoặc tắm nước ấm dưới vòi sen. Điều này sẽ giúp nhanh chóng làm giảm tình trạng nghẹt mũi.

Sử dụng bình rửa mũi Dr Green

Sử dụng bình rửa mũi là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để trị ngạt mũi. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng.

Mẹo trị nghẹt mũi hiệu quả bất ngờ
Bình rửa mũi giúp loại bỏ bụi bẩn và làm sạch khoang mũi hiệu quả

Bước 1: Rửa sạch tay và vệ sinh bình kĩ trước khi dùng.

Bước 2: Mở nắp bình và cho gói gói hỗn hợp muối vào, sau đó lắc đều với nước ấm (nước tinh khiết – nên có nhiệt độ gần với 37 độ C) cho đến khi lên đến vạch 240ml.

Bước 3: Đứng thẳng và hơi cúi xuống bồn rửa. Đặt vòi xịt vào một bên lỗ mũi và bắt đầu thở qua miệng. Sử dụng tay để nhẹ nhàng bóp thân bình. Dung dịch sẽ chảy vào một mũi và ra khỏi mũi kia. Thực hiện động tác này với tốc độ 2 giây/lần. Lưu ý: Không nên bóp quá mạnh hoặc quá nhanh vào bình, cũng như không nên giữ quá lâu vì bình có thể không kịp đàn hồi, làm giảm hiệu quả của phương pháp.

Bước 4: Lặp lại quy trình với mũi còn lại cho đến khi cả hai lỗ mũi đều thông thoáng. Hãy cân nhắc lượng nước sử dụng phù hợp với mức độ nghẹt mũi.

Bước 5: Sau khi hoàn thành quá trình rửa mũi, tiến hành xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các chất thừa. Sử dụng khăn lau để lau nhẹ nhàng phần nước dư thừa và thở nhẹ nhàng qua mũi. Lưu ý: Tránh xì mũi quá mạnh để tránh tổn thương hoặc kích ứng niêm mạc. Không nên bóp một hoặc cả hai bên mũi khi xì, vì điều này có thể tạo áp lực đến tai.