Giao mùa trẻ bị chảy nước mũi – Cách xử lý cha mẹ cần biết

Giao mùa là thời điểm mà nhiều trẻ em gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trong đó có việc chảy nước mũi. Trẻ bị chảy nước mũi trong thời gian này thường gặp phải nhiều phiền toái, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng này và các cách xử lý mà cha mẹ cần biết để giúp trẻ vượt qua giai đoạn giao mùa một cách dễ dàng và thoải mái hơn.

Giao mùa trẻ bị chảy nước mũi – Cách xử lý cha mẹ cần biết
Trẻ bị chảy nước mũi khi giao mùa

Vì sao giao mùa trẻ bị chảy nước mũi? 

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có sổ mũi. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi khi giao mùa:

Giao mùa trẻ bị chảy nước mũi – Cách xử lý cha mẹ cần biết
Các nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi khi giao mùa

Dị ứng giao mùa

Giao mùa là thời điểm mà các tác nhân dị ứng như: phấn hoa, bụi nhà,… xuất hiện nhiều hơn. Trẻ em thường dễ bị kích ứng bởi những chất này, gây ra dị ứng mùa xuân. Khi tiếp xúc với phấn hoa và hạt phấn, bụi này, cơ thể của trẻ phản ứng bằng cách tạo ra histamin, một chất gây kích ứng. Làm cho màng niêm mạc trong mũi sưng to và tiết nước nhiều hơn để loại bỏ chất kích ứng. 

Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm

Giao mùa thường đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Điều này có thể kích thích màng niêm mạc trong đường hô hấp của trẻ, gây ra chảy nước mũi. Thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh. Khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn đến sức đề kháng suy yếu. Khi sức đề kháng yếu, trẻ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh, trong đó có sổ mũi.

Virus cảm lạnh

Giao mùa là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Virus cảm lạnh là một trong những nguyên nhân chính gây ra chảy nước mũi ở trẻ trong thời gian giao mùa. Khi tiếp xúc với virus cảm lạnh, hệ miễn dịch của trẻ phản ứng bằng cách tạo ra các tế bào miễn dịch và chất gây viêm để chống lại virus. Điều này có thể làm màng niêm mạc trong mũi của trẻ sưng to và tạo ra dịch nhầy. Gây ra triệu chứng trẻ bị chảy nước mũi. 

Do cơ địa và di truyền

Yếu tố cơ địa và di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định liệu trẻ có bị chảy nước mũi trong thời gian giao mùa hay không. Các trẻ có tiền sử gia đình hoặc cơ địa sinh học nhạy cảm hơn có nguy cơ cao hơn để phát triển các triệu chứng dị ứng giao mùa, bao gồm chảy nước mũi. Điều này là do hệ miễn dịch và khả năng phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng. 

Các nguyên nhân khác: 

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị chảy nước mũi khi giao mùa bao gồm: Trẻ đi nhà trẻ, tiếp xúc với nhiều người. Trẻ không được vệ sinh mũi thường xuyên. Trẻ bị thiếu vitamin C,…

Cách phòng ngừa trẻ bị chảy nước mũi khi giao mùa

Giữ vệ sinh cá nhân

  • Dạy trẻ cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Đặc biệt sau khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
  • Khuyến khích trẻ sử dụng khăn giấy khi hắt hơi để hạn chế sự lan truyền của vi khuẩn và virus.

Tạo môi trường sinh hoạt sạch sẽ

  • Thường xuyên lau chùi và thông gió trong nhà. Để giảm bụi và phấn hoa có thể gây kích ứng mũi cho trẻ.
  • Sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà. Giảm sự tồn tại của các tạp chất gây kích ứng.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ với các loại thực phẩm giàu vitamin C và E, zinc và omega-3,.. Giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng trẻ bị chảy nước mũi.
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước để duy trì độ ẩm cần thiết cho đường hô hấp.

Một số cách phòng ngừa khác như: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý,… cũng là cách để phòng ngừa trẻ bị sổ mũi khi giao mùa. 

Cách chữa trị trẻ bị sổ mũi khi giao mùa

Đối với trẻ bị chảy nước mũi khi giao mùa, có một số cách chữa trị hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng. Các phương pháp chữa trị như. 

Sử dụng thuốc 

Sử dụng các loại thuốc giảm triệu chứng dành cho trẻ. Như thuốc xịt mũi hoặc thuốc giọt mũi có chứa thành phần chống dị ứng như antihistamine. Lựa chọn thuốc dành riêng cho trẻ em và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng thuốc quá nhiều cho trẻ. Điều này gây ra nhiều tác hại về sau cho trẻ. 

Sử dụng bình rửa mũi

Sử dụng bình rửa mũi được xem là cách trị trẻ bị chảy nước mũi an toàn và hiệu quả tại nhà. Đặc biệt được nhiều bậc cha mẹ tin dùng cũng như dưới sự khuyến cáo của bác sỹ. 

Giao mùa trẻ bị chảy nước mũi – Cách xử lý cha mẹ cần biết
Bình rửa mũi cho trẻ 1

Bình rửa mũi thường đi kèm với dung dịch muối sinh lý. Giúp làm sạch và làm ẩm màng niêm mạc trong mũi mà không gây kích ứng hoặc tác động mạnh đến cơ thể của trẻ. Khi sử dụng bình rửa mũi cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ. Chú ý đến kích thước và thiết kế của bình rửa mũi để phù hợp với mũi nhỏ và nhạy cảm của trẻ em.

Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đúng cách. Bằng cách nghiêng đầu và mở miệng một cách thoải mái, sau đó chế dung dịch muối sinh lý vào mũi một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp làm sạch mảng dịch nhầy và tạp chất trong mũi. Giảm triệu chứng trẻ bị chảy nước mũi.

Bình rửa mũi cũng có thể sử dụng như một biện pháp phòng ngừa, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi khuẩn từ môi trường. Giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm vi khuẩn và phát triển triệu chứng sổ mũi khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Bình rửa mũi dr.green là sản phẩm hiện đang được bán chạy nhất dòng bình rửa mũi. Với sự khuyến cáo của bác sỹ nên cha mẹ hoàn toàn tin dùng. 

Xông mũi 

Xông hơi với nước nóng hoặc hơi nước có thể giúp làm ẩm và làm thông thoáng đường hô hấp của trẻ. Thêm một vài giọt tinh dầu tự nhiên. Như tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu eucalyptus có thể giúp giảm kích ứng và làm dịu mũi. Hạn chế tình trạng trẻ bị chảy nước mũi. 

Để trẻ uống đủ nước

Đảm bảo trẻ uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm trong cơ thể. Đồng thời giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi. Hạn chế đồ uống chứa đường. Thay vào đó nên tăng cường uống nước lọc, nước trái cây tự nhiên hoặc nước ép trái cây không đường.

Nếu tình trạng chảy nước mũi của bé kéo dài hơn 10 ngày. Hoặc có các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái,… Cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bài viết này hy vọng đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích về cách xử lý khi trẻ bị chảy nước mũi. Đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Chúc bé luôn khỏe mạnh!