Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêmg họng đúng cách

Trẻ em là đối tượng tiêu biểu khi nhắc tới bệnh viêm mũi họng bởi sức đề kháng của cơ thể chưa được hoàn thiện. Đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm mũi họng. Đa phần các  trường hợp viêm mũi họng không nghiêm trọng, những triệu chứng của bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Nếu thực hiện đúng cách chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi họng, bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện và không gây biến chứng nào cho cơ thể. Hãy đọc bài viết dưới đây để tham khảo cách chăm bé sao cho đúng cách nhé!

>>> Khám phá thêm

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi họng

Mũi họng là những phần cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài, vì thế chúng dễ bị nhiễm khuẩn do hoạt động hít thở không khí hoặc ăn uống, nhiễm khuẩn từ tay,… Đặc biệt, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn khá non nớt, vì thế nguy cơ nhiễm bệnh viêm mũi họng cũng cao hơn.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêmg họng đúng cách

Nguyên nhân gây viêm mũi họng ở trẻ bao gồm:

  • Đại đa số các trường hợp viêm mũi họng cấp do nhiễm trùng là do nhiễm virus. Các trường hợp viêm mũi họng do nhiễm virus thường lành tính và thường tự khỏi sau 2 tuần dù có điều trị hay không. Tuy nhiên nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn thì tình hình sẽ khác, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị thêm kháng sinh nếu không bệnh có thể chuyển thành nhiễm trùng nặng hoặc diễn tiến thành viêm mạn.
  • Do thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là vào các thời điểm giao mùa như từ mùa hè, mùa thu sang mùa đông hoặc mùa đông sang mùa xuân…
  • Do bị kích ứng khói xe, bụi bẩn, khói thuốc lá, hơi hóa chất (ví dụ: hơi sơn, hơi nhựa mới…)
  • Dị ứng: phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm,…

2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi họng

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 1–3 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài từ một tuần đến 10 ngày hoặc dài hơn. Các triệu chứng thường ở trẻ em khi bị viêm mũi họng bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, ho, hay chảy nước mắt, mệt mỏi, uể oải, sốt nhẹ và chảy dịch mũi sau.

Các triệu chứng nói trên có thể không xuất hiện đầy đủ hoặc xuất hiện cùng một lúc trên cơ thể trẻ. Các triệu chứng này tuy có thể gây khó chịu nhất định cho trẻ, khiến chúng quấy khóc nhưng thường không nguy hiểm. Tuy nhiên phụ huynh cần thận trọng khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Ho nặng tiếng hơn, kèm theo có khạc ra đờm có màu (xanh, xám, đục …)
  • Sốt cao > 38,5 kèm theo có rét run
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Trẻ bị nôn ói kéo dài, đi ngoài phân lỏng gây mất nước
  • Nội soi tai mũi họng có thể thấy viêm xuất tiết, chảy mủ
  • Ho nhiều, ho không kiểm soát, có biểu hiện khó thở hoặc nhịp thở nhanh

3. Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng như thế nào?

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu của viêm mũi họng, cần sớm chăm sóc bằng các biện pháp khoa học. Thực hiện càng sớm, triệu chứng trẻ gặp phải càng nhanh chóng được cải thiện.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Ngay từ khi dấu hiệu chảy nước mũi, ngạt mũi nhẹ xảy ra, ban đầu thường là dịch mũi lỏng cha mẹ cần rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch nước rửa mũi trẻ em. Thực hiện rửa mũi 4 – 5 lần mỗi ngày cho đến khi không còn triệu chứng chảy nước mũi. Cho trẻ sử dụng khăn mềm lau dịch mũi, không dùng giấy hoặc khăn cứng vì dễ gây đau rát mũi. 

Sau vài ngày xuất hiện triệu chứng, dịch mũi bắt đầu đặc gây khó thở cho trẻ, hơn nữa không dễ dàng vệ sinh. Lúc này, cha mẹ nhỏ 2 – 3 giọt nước muối rửa mũi vào bên mũi bị ngạt để làm loãng rỉ mũi. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng day hai bên cánh mũi để rỉ mũi mềm, tự bong ra.

Dr.Green khuyên bạn sử dụng bình rửa mũi cho trẻ em của Dr.Green. Muối biển của Dr. Green có thành phần 100% từ thiên nhiên. Muối biển giàu khoáng chất làm sạch sâu và kháng khuẩn cho niêm mạc mũi. Nha đam có tính chất dưỡng ẩm và làm dịu mát, ngăn ngừa chảy máu cam. Nhẹ nhàng làm sạch mũi, không gây kích ứng cho phần mũi nhạy cảm của bé, đồng thời cũng không dẫn ra những hệ quả đáng tiếc như gây bỏng hay khó chịu như các loại muối thông thường.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêmg họng đúng cách

Với trẻ sơ sinh không thể tự xì mũi hoặc dịch mũi quá nhiều, quá đặc, có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm thông thoáng được thở cho trẻ. Nên sử dụng đúng cách khi thực sự cần thiết bởi dùng nhiều dụng cụ hút mũi dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý không hút dịch mũi trực tiếp cho trẻ bằng miệng, vi khuẩn có thể lây từ miệng người lớn sang trẻ và khiến bệnh bội nhiễm nguy hiểm hơn. Những khăn giấy mềm lau dịch mũi cho trẻ chỉ sử dụng một lần hoặc giặt sạch sau khi sử dụng, tránh virus còn tồn tại lây nhiễm ngược. 

Dịch mũi là bình thường trong bệnh viêm mũi họng ở trẻ, tuy nhiên nếu xuất hiện chảy mủ, chảy máu kèm theo sốt cao. Có thể trẻ đã biến chứng nặng sang viêm tai, nhiễm khuẩn nên cần chăm sóc y tế, xem xét sử dụng kháng sinh điều trị.

Hạ sốt cho trẻ

Viêm mũi họng ở trẻ thường đi kèm với gây sốt, nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C cần được hạ sốt nhanh chóng. Phương pháp hạ sốt hiệu quả là dùng thuốc hạ sốt kết hợp với lau mát cơ thể thường xuyên.

Sử dụng thuốc hạ sốt cần có chỉ định về liều dùng của bác sĩ hoặc dược sĩ có kinh nghiệm. Tự ý sử dụng sai liều lượng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Với phương pháp lau mát thực hiện như sau: Dùng khăn bông thấm nước ấm (nhiệt độ từ 37 – 40 độ C), sau đó vắt ráo và lau khắp người cho trẻ. Nên xếp khăn vào hai bên nách và bẹn, thường xuyên đổi khăn cho đến khi nhiệt độ của trẻ xuống thấp dưới 38 độ C. 

Trẻ bị viêm mũi họng thường mệt và ngủ nhiều hơn, nên để trẻ ngủ ở nơi thoáng, tránh dùng quạt hoặc gió mạnh. Trẻ có thể sốt đêm cao đột ngột nên cũng cần theo dõi thường xuyên. Cho trẻ uống nhiều nước, uống thường xuyên để hạ bớt thân nhiệt.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trong thời gian trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ như sau:

  • Chế biến những loại thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, dễ nuốt dễ tiêu như: cháo, canh, súp,…
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ, cho trẻ ăn theo nhu cầu để trẻ ăn được nhiều hơn.
  • Làm dịu cổ họng cho trẻ bằng dịch quất hấp mật ong, gừng, chanh,… 
  • Chỉ cho trẻ uống thuốc sau khi ăn, hướng dẫn trẻ uống và có thể thêm đường, mật để trẻ không bị nôn ói.
  • Không nên quá ép trẻ ăn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để bổ sung Vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh.Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêmg họng đúng cách

Trên đây là một vài cách chăm sóc trẻ khi con bị viêm mũi họng dành cho cha mẹ, các bậc phụ huynh. Hãy cùng phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho bé bằng cách sử dụng  bình rửa mũi cho trẻ em hằng ngày. Và cập nhật những bài viết hữu ích mới nhất tại bình rửa mũi Dr.Green.