LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG CÚM A HIỆU QUẢ?

Xuất hiện bất thường vào mùa hè, Cúm A đang có những diễn biến và thay đổi rất đáng lo ngại. Cùng Dr.Green tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích cùng bạn bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cả gia đình!

>>> Khám phá thêm

Cúm A là gì?

Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, thường phát triển và gây bệnh vào mùa đông xuân ở nước ta.

Tuy nhiên vào năm nay, cúm A lại có có những diễn biến thay đổi bất thường, trở thành căn bệnh “đáng được quan tâm” vào chính giữa mùa hè khi có tới 1/4 số bệnh nhân tới khám tại Khoa Nhi Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương mắc cúm A. Sự gia tăng đáng kể của các bệnh nhân mắc Cúm A cũng được ghi nhận tại các bệnh viện khác.

Các triệu chứng của bệnh

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG CÚM A HIỆU QUẢ?

       Cúm A có những triệu chứng tương đối giống với những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác

Những triệu chứng ban đầu của bệnh nhân bị nhiễm Cúm A rất giống với dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các tác nhân khác:

  • Bệnh nhân có hiện tượng nhiễm trùng đường hô hấp trên (ho, hắt hơi, sổ mũi)
  • Đau họng
  • Sốt

Bên cạnh những triệu chứng ban đầu, bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39 – 40 độ, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. Đối với trẻ em còn có hiện tượng mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, những trường hợp nặng có thể dẫn tới khó thở và một số biến chứng khác.

Cúm A có nguy hiểm không?

Hầu hết bệnh nhân mắc Cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh Cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển thành ác tính.

Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

Một số trường hợp nhiễm bệnh Cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng: sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.

Bên cạnh có, bệnh còn gây ra hiện tượng viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh Cúm A là gây nên phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao.

Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.

Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc Cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sảy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.

Phương pháp điều trị cúm A

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG CÚM A HIỆU QUẢ?

          Đa số các trường hợp cúm A có thể được điều trị tại nhà và khỏi sau 7 – 10 ngày 

Đa số các trường hợp mắc cúm A thể nhẹ đều thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà. Triệu chứng cúm sẽ hết sau khoảng từ 7-10 ngày. Cách áp dụng điều trị như sau:

  • Cách ly người bệnh

Nếu có dấu hiệu nhiễm cúm A hoặc đã có kết quả xét nghiệm khẳng định virus cúm A, người bệnh cần được cách ly với các thành viên khác trong gia đình, phòng tránh lây lan. Người bệnh cần ở phòng riêng, tránh tiếp xúc với những người xung quanh và thực hiện các phương pháp điều trị theo hướng dẫn.

  • Nghỉ ngơi thư giãn, ăn uống dinh dưỡng

Khi đã nhiễm cúm, người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian điều trị bệnh. Không thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ chất, uống nhiều nước. Nếu có dấu hiệu đau họng, khó ăn thì nên ăn đồ mát, đồ nấu lỏng, dễ tiêu. Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để cơ thể khỏe lại, tăng khả năng đề kháng chống lại virus.

  • Áp dụng các phương pháp điều trị triệu chứng tại nhà

Để điều trị cúm A, người bệnh nên áp dụng những phương pháp điều trị triệu chứng là chủ yếu. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn họng. Nếu có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở. Xông hơi bằng tinh dầu sả khi cần thiết. Xông hơi có thể giúp người bệnh nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, giảm nhanh các triệu chứng cúm. Đồng thời nên giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách để cơ thể khỏe lại nhanh hơn.

Với nhiều trường hợp triệu chứng cúm A nặng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc trị ho
  • Thuốc xịt mũi
  • Thuốc kháng sinh

Khi nào bệnh nhân mắc cúm A nên tới bệnh viện?

Bệnh nhân nên được đưa đến bệnh viện điều trị trong những trường hợp sau:

  • Người già trên 65 tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền mãn tính như: bệnh về tim mạch, suy gan, suy thận, ung thư,…
  • Người lớn có các triệu chứng: cảm thấy mệt nhiều, bồn chồn, khó thở, đau hoặc tức ngực nặng, có dấu hiệu bị mất nước (chóng mặt khi đứng hoặc không tiểu được), nôn nhiều hoặc ăn uống kém.
  • Trẻ em: Quấy khóc, không chảy nước mắt khi khóc (với trẻ sơ sinh), da xanh hoặc tím, sốt phát ban, sốt cao không hạ, co giật, ngủ li bì.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Để phòng ngừa bệnh cúm, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà.
  • Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng và khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang.
  • Đặc biệt người nghi là bị cúm hoặc đã xác định mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang khi có tiếp xúc với người khác.
  • Cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày…
  • Tiêm vaccine phòng cúm vào trước giao mùa khoảng 3 tháng (vào tháng 7 – 9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.
  • Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng, đặc biệt cho trẻ em thông qua việc ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin, khoáng chất… uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.
  • Người lớn và người cao tuổi nên thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao đề kháng.

Sản phẩm gợi ý cho mùa dịch từ Dr.Green: Bình rửa mũi Dr.Green – Lá chắn” bảo vệ sức khỏe của bạn, hiệu quả đã được chứng minh bởi các chuyên gia y tế hàng đầu, điều trị hiệu quả các triệu chứng:

  1. Sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi
  2. Viêm mũi xoang
  3. Viêm mũi dị ứng
  4. Hen phế quản
  5. Cảm cúm, cảm lạnh
  6. Ở lâu trong phòng điều hòa

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG CÚM A HIỆU QUẢ? Bình rửa mũi Dr.Green – Cùng bạn bảo vệ sức khoẻ cả gia đình

deneme bonusu slot siteleri bonus veren siteler deneme bonusu veren siteler redroyalbet.net redroyalbet redroyalbet giriş