Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Sổ mũi là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng sổ mũi có thể khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, ngủ nghỉ. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Cùng theo dõi ngay! 

Tin tức hay: 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi 

Sổ mũi là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra khi khoang mũi của bé chứa đầy một lượng chất nhầy đáng kể. Màu sắc của nước mũi có thể thay đổi từ trắng, vàng đến xanh lá cây. Sổ mũi có thể dẫn đến một số biểu hiện khác như hắt xì, nghẹt mũi, ho, sốt và bỏ bú.

Các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi có thể kể đến như: 

Vi rút cảm lạnh 

Cảm lạnh là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, do vi rút gây ra. Các vi rút này dễ dàng truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, chúng gây ra phản ứng viêm ở đường hô hấp. Khiến mũi bé tăng tiết dịch như một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ vi rút, dẫn đến tình trạng sổ mũi.

Dị ứng

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng lại với các tác nhân gây dị ứng (alergen) như bụi nhà, phấn hoa, hoặc lông thú. Cơ thể bé nhận nhầm các alergen này là mối đe dọa và tiết ra kháng thể IgE cùng histamine, gây viêm và tăng tiết dịch mũi. Các triệu chứng dị ứng không chỉ giới hạn ở sổ mũi mà còn bao gồm ngứa mắt, chảy nước mắt và thậm chí là khó thở.

Không khí khô

Trong môi trường có không khí khô, đặc biệt là trong những tháng mùa đông khi sử dụng máy sưởi. Độ ẩm trong không khí giảm xuống đáng kể. Điều này làm khô niêm mạc mũi của trẻ, gây kích ứng. Và khiến cơ thể bé tiết dịch mũi như một phản ứng tự nhiên để làm ẩm đường hô hấp, dẫn đến trẻ sơ sinh bị sổ mũi. 

Viêm mũi

Viêm mũi, dù do vi khuẩn hay vi rút gây ra, khiến niêm mạc mũi của trẻ sưng lên và tăng tiết dịch. Điều này không chỉ gây khó chịu và sổ mũi cho bé mà còn có thể khiến bé khó thở. Ảnh hưởng đến sức khỏe chung và giấc ngủ của bé.

Tắc nghẽn đường hô hấp

Trẻ sơ sinh có đường hô hấp nhỏ và dễ bị tắc nghẽn bởi chất nhầy hoặc dịch mũi. Đặc biệt khi bé bị sổ mũi. Tình trạng tắc nghẽn này gây khó khăn trong việc thở và khiến bé cảm thấy khó chịu, bất an.

Thay đổi môi trường

Sự thay đổi môi trường đột ngột, chẳng hạn như thời tiết trong ngày thay đổi đột ngột. Có thể kích thích niêm mạc mũi của bé, gây ra tình trạng sổ mũi. Cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu và cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi của môi trường xung quanh.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là triệu chứng phổ biến và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ và có biện pháp chăm sóc phù hợp để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi đòi hỏi sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn từ phía cha mẹ. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc có thể giúp làm giảm sự khó chịu cho bé và hỗ trợ quá trình phục hồi:

Giữ mũi bé sạch sẽ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Bình rửa mũi Dr.Green Kids (Combo khuyến mãi 1 bình + 60 gói muối cho bé)

Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý: Nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi của bé để giúp làm loãng chất nhầy, sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra bằng bình rửa mũi mềm. Thực hiện điều này trước mỗi lần bú sẽ giúp bé thở và bú dễ dàng hơn. 

Ngoài ra với phương pháp sử dụng bình rửa mũi cũng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé, tránh gây đau đớn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bình rửa mũi cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên cân nhắc. Trong đó bình rửa mũi cho trẻ sơ sinh của Dr.Green đang được đánh giá tốt nhất trên thị trường. 

Cho bé bú nhiều lần

Tăng cường cho bé bú: Bú mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng. Mà còn giúp bé giữ ẩm cho đường hô hấp, làm loãng chất nhầy. Và cung cấp kháng thể tự nhiên để chống lại vi rút gây bệnh.

Nâng đầu bé khi ngủ

Sử dụng gối nâng cao: Đặt một gối hoặc khăn cuốn dưới đầu giường của bé để nâng cao đầu khi bé ngủ. Điều này giúp chất nhầy không bị ứ đọng và giảm áp lực cho đường hô hấp. Giúp bé thở dễ dàng hơn.

Theo dõi các triệu chứng

Theo dõi cẩn thận: Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Bao gồm cả việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể và quan sát mức độ khó chịu của bé. Nếu bé có dấu hiệu sốt, quấy khóc liên tục, khó thở, hoặc sổ mũi kéo dài hơn một tuần, cần liên hệ với bác sĩ.

Giữ vệ sinh cho bé 

Đảm bảo phòng của bé luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Và tránh xa khói thuốc, lông thú nuôi, và các tác nhân gây dị ứng khác. Hạn chế tiếp xúc giữa bé với người có dấu hiệu cảm lạnh. Hoặc các bệnh truyền nhiễm khác để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Nếu có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng sức khỏe của bé. Đặc biệt là khi các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả. Cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Bằng cách áp dụng những biện pháp chăm sóc trên. Cha mẹ có thể giúp làm giảm sự khó chịu cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Và hỗ trợ quá trình phục hồi của bé một cách an toàn và hiệu quả. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

Nguồn tin: binhruamui.com