Phân biệt viêm họng và viêm phế quản

Viêm họng và viêm phế quản là hai loại bệnh khác nhau nhưng đều liên quan đến đường hô hấp. Chúng thường bị hiểu nhầm là tên gọi của cùng một căn bệnh bởi có nhiều triệu chứng giống nhau, đặc biệt là ho khan. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải phân biệt rõ hai bệnh này để điều trị tận gốc tránh để về lâu dài gây ra biến chứng cho cơ thể. Hãy đọc bài viết dưới đây để thấy rõ sự khác biệt nhé.

>>> Khám phá thêm

1. Viêm họng 

Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm, sưng ở phần hầu – họng. Hầu hết mỗi người đều từng bị viêm họng tối thiểu 1 lần/năm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh. Tuy nhiên, viêm họng kéo dài không dứt và thường xuyên tái phát có thể gây bội nhiễm, dẫn tới viêm amidan, viêm họng hạt hay viêm thanh quản.

Phân biệt viêm họng và viêm phế quản

Nguyên nhân viêm họng chủ yếu là: nhiễm virus, vi khuẩn, môi trường sống bị ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá, mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp hoặc tiêu hóa,… Triệu chứng đau, ngứa họng, có đờm, ho khan, mất tiếng, sốt, chán ăn, hắt xì hơi,…

Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng gì. Đối với những trường hợp nặng, bệnh có thể gây viêm amidan. Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hoặc mãn tính.

 

Triệu chứng khi bị viêm họng

Đây là một chứng bệnh gây đau rát ở vùng họng. Khi bị viêm họng, bạn sẽ có những triệu chứng thường gặp như:

  • Vi khuẩn tấn công vào vùng họng làm sưng hạch bạch huyết ở cổ, đồng thời gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở họng.
  • Các tuyến ở họng sưng đau khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, đôi khi nuốt nước bọt cũng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
  • Dịch tiết trong vùng họng có sự thay đổi. Ban đầu, chất dịch trong và ít, nhưng càng để bệnh kéo dài thì dịch tiết càng nhiều, đặc và sẫm màu. Do dịch tiết làm vướng víu ở cổ họng nên người bệnh có thể bị khan tiếng, thậm chí là mất tiếng. Để loại bỏ dịch tiết ra khỏi cổ họng, nhiều người thường hắng giọng hoặc ho khạc.
  • Họng rất mẫn cảm và gây ra cảm giác buồn nôn.
  • Vùng họng bị viêm nhiễm có thể gây sốt nhẹ và đau đầu. Trong trường hợp kéo dài, người bệnh có thể bị ù tai, nhức tai và có triệu chứng giống như bị cảm cúm nên dễ gây nhầm lẫn.
  • Niêm mạc vùng họng sưng đỏ, xung huyết. Ở vách họng có nhiều mụn nhỏ, mạch máu nổi rõ và có chất nhầy hoặc mủ phủ trên bề mặt.Phân biệt viêm họng và viêm phế quản

2. Viêm phế quản 

Viêm phế quản là gì?

Phế quản là ống dẫn không khí vào phổi. Hệ thống phế quản giống một hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành và nhiều nhánh từ lớn tới nhỏ để dẫn khí vào phổi. Trong đó, có 2 nhánh lớn nhất được gọi là phế quản gốc phải và trái. 

Khi các phế quản này bị viêm sẽ gây tổn thương lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản, phù nề các tổ chức dưới niêm mạc, co thắt các cơ trơn dưới lớp mô, tiết dịch vào lòng ống phế quản và dẫn tới các triệu chứng như ho, khò khè, có đờm,…

Phân biệt viêm họng và viêm phế quản

Có 2 loại viêm phế quản: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính:

  • Viêm phế quản cấp tinh: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, vi- rút hoặc cả hai. Đây là loại viêm phế quản có những triệu chứng tương đồng với viêm họng.
  • Viêm phế quản mãn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Nếu không sớm được điều trị viêm phế quản hiệu quả, tình trạng sức khỏe này có thể để lại nhiều di chứng lâu dài nghiêm trọng. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm phế quản phổi, xảy ra khi vấn đề nhiễm trùng có xu hướng mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang phổi. Lúc này, người bị viêm phế quản phổi sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Triệu chứng khi bị viêm phế quản

Phân biệt viêm họng và viêm phế quản

Người bị viêm phế quản sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Ho: Triệu chứng của bệnh viêm phế quản nổi bật nhất là ho. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng đặc hiệu do nó có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh về đường hô hấp. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng.
  • Sốt: Người bệnh viêm phế quản sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, sốt cao. Các cơn sốt có thể diễn ra theo cơn hoặc sốt liên tục kéo dài. Một số trường hợp bệnh nhân không xảy ra triệu chứng này.
  • Tiết đờm: Đờm tiết ra ở đường hô hấp là sản phẩm của phản ứng viêm. Màu sắc đờm của người bệnh mắc viêm phế quản có thể là màu xanh, vàng hoặc trắng.
  • Thở khò khè: Do lòng phế quản bị thu hẹp nên thành phế quản bị phù nề, co thắt cơ trơn phế quản… Không khí qua khe hẹp ở phế quản sẽ phát ra tiếng khò khè. Tiếng thở khò khè của người bệnh viêm phế quản khác với người bệnh hen phế quản. Cụ thể, khi thử với thuốc khí dung thì bệnh sẽ không đáp ứng hoặc đáp ứng kém hơn hen phế quản.

Một số triệu chứng viêm phế quản khác mà người bệnh cần lưu ý gồm:

  • Thở nhanh hơn bình thường, khó thở
  • Xuất hiện Rale ẩm
  • Đờm di chuyển trong lòng ống phế quản tạo thành tiếng khi không khi lưu thông

Dựa trên các triệu chứng thường có, viêm phế quản nguy hiểm hơn viêm họng, tuy nhiên không nên chủ quan với cả hai. Các triệu chứng giữa hai căn bệnh khá giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau. Nhưng về mức độ, các triệu chứng của viêm phế quản nghiêm trọng và diễn ra lâu hơn. Khi bị viêm họng, người bệnh hầu như chỉ cảm thấy mệt và khó chịu, nếu chăm sóc cơ thể đúng cách bệnh sẽ hết nhanh trong 1 tuần. Còn viêm phế quản ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể người bệnh, nếu không chữa kịp thời sẽ gây biến chứng thành mãn tính khó chữa trị dứt điểm.

Khi thấy có các dấu hiệu như ho có đờm, sốt cao, sổ mũi kéo dài hơn 1 tuần nên đi khám bác sĩ và không nên tự điều trị viêm họng hay viêm phế quản tại nhà. Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, đừng quên cùng bình rửa mũi chăm sóc mũi họng hằng ngày bằng cách sử dụng bình rửa mũi Dr.Green hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!