NHIỄM VIRUS ADENO Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Theo thông tin mới nhất của Bệnh viện Nhi Trung ương, tổng số ca nhiễm virus Adeno ghi nhận trong toàn bệnh viện từ đầu năm 2022 là 1.406 ca bệnh, số ca bệnh nội trú 811 (chiếm gần 58%) với 7 ca tử vong. Trẻ nhỏ nhập viện cùng  biểu hiện như khó thở, thở nhanh, SpO2 < 94%,… Với thực trạng hết sức đáng lo ngại về tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tìm hiểu thông tin cùng những hiểu biết về triệu chứng, phương pháp điều trị là một chủ đề được quan tâm hơn bao giờ hết.

>> Xem thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc

Trong bài viết dưới đây, cùng Dr.Green chia sẻ một số thông tin hữu ích về Adenovirus mẹ nhé!

1. Adenovirus gây bệnh gì ở trẻ nhỏ?

Adenovirus là một nhóm virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng Adenovirus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chủng virus phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy, hầu hết trẻ bị nhiễm Adenovirus ít nhất một lần trước 10 tuổi. 

Chủng virus Adeno không xảy ra theo mùa như các loại virus khác mà có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa.

Trên thực tế, Adenovirus lây truyền qua đường giọt bắn và đường hô hấp khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh hoặc khi người bệnh ho hay hắt hơi. Việc sử dụng chung nguồn nước bị ô nhiễm khi bơi lội, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm virus.

 

NHIỄM VIRUS ADENO Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Giọt bắn và đường hô hấp là 2 con đường dễ dàng để lây lan Adenovirus

Đường phân – miệng (nhiễm trùng đường tiêu hóa) cũng là tác nhân lây nhiễm Adenovirus khi trẻ rửa tay không thường xuyên hoặc không đúng cách. Khi chạm vào người bệnh hoặc đồ vật có virus, Adenovirus có thể tồn tại trên các bề mặt trong một khoảng thời gian khá dài. Do đó, chúng có thể lây lan qua đồ chơi, khăn tắm hoặc bất cứ đồ vật nào bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu khoảng 2 ngày đến 2 tuần kể từ khi trẻ tiếp xúc với Adenovirus.

 

2. Những triệu chứng khi trẻ bị nhiễm Adenovirus

Những triệu chứng nhiễm Adenovirus khá giống với cảm lạnh thông thường: trẻ nhỏ sốt cao (có thể kéo dài trong vài ngày), xuất hiện tình trạng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, nhiễm trùng tai. Một số trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ gây ra viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản.

Trẻ cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau họng khi bị nhiễm Adenovirus. Bên cạnh đó, triệu chứng của đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc mắt) cũng là dấu hiệu mà chúng ta cần lưu ý. 

Một số type của Adenovirus có thể gây nhiễm trùng dạ dày và đường tiêu hóa, dẫn đến trẻ bị tiêu chảy, đau quặn bụng và các triệu chứng của viêm dạ dày. Một số trường hợp bị nhiễm trùng bàng quang. Trẻ có vấn đề ở hệ thống miễn dịch có thể gặp phải nhiều triệu chứng nặng nề hơn.

 

3. Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

 

NHIỄM VIRUS ADENO Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
   Khi trẻ bắt đầu có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, cần đưa trẻ tới khám ở các cơ sở y tế 

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để có những biện pháp điều trị kịp thời nếu trẻ có các biểu hiện sau: 

+ Sốt cao hoặc sốt nhiều ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt

+ Xuất hiện vấn đề về hô hấp

+ Viêm kết mạc mắt, đau mắt hoặc vấn đề về thị lực

+ Bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu mất nước như miệng khô, mệt mỏi, bơ phờ, đi tiểu ít hoặc ít ướt tã hơn

4. Một số lời khuyên trong việc phòng ngừa Adenovirus ở trẻ nhỏ

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ

+ Một chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tăng sức đề kháng ở trẻ. Khi có sức đề kháng tốt, trẻ giảm được các nguy cơ mắc bệnh, trong đó có các bệnh ở đường hô hấp.

2. Đảm bảo vệ sinh và hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách

+ Thường xuyên vệ sinh mũi họng, có thể sử dụng nước muối sinh lý làm sạch mũi cho trẻ mỗi ngày.

+ Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách và nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên.

+ Hướng dẫn trẻ cách ho và hắt hơi vào khăn tay hoặc khăn giấy, không ho và hắt hơi vào tay.

+ Người giữ và chăm sóc trẻ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ và thường xuyên.

+ Chú ý giữ các bề mặt trẻ có thể tiếp xúc như mặt bàn, đồ chơi… được sạch sẽ.

3. Không để trẻ nhiễm lạnh, nhất là khi bước vào thời điểm giao mùa.

4. Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Nếu trường học có trẻ bị nhiễm Adenovirus, hãy đảm bảo trẻ được cách ly và bảo vệ tuyệt đối đến khi các triệu chứng bệnh biến mất.

5. Không đưa trẻ đến những nơi công cộng đang có dịch bệnh như bệnh viện, trường học, nhà trẻ… Trường hợp bắt buộc, hãy luôn cho trẻ đeo khẩu trang đầy đủ.

 

———————————————————————————————
Bình rửa mũi Dr.Green – Giải pháp chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho cả gia đình!
Địa chỉ: B45 – Lô 6 – Khu đô thị Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0936002006