Chăm sóc trẻ bị viêm họng cần lưu ý những gì?

Viêm họng cấp là hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ, nếu trẻ có sức đề kháng tốt, bệnh thường kéo dài từ 3 – 4 ngày. Nếu diễn biến phức tạp hơn, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản và trở thành viêm họng mạn tính. 

>> Xem thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc

Dưới đây là một số lưu ý dành cho cha mẹ trong quá trình điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ. 

1. Uống thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ và những lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc

Khi trẻ có biểu hiện mắc viêm họng cấp, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán tình trạng hiện tại. Qua những thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể cung cấp đơn thuốc và hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc phù hợp với tình trạng sức khoẻ của trẻ.

Những lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc:

+ Không tự ý cho bé uống kháng sinh, uống lại các đơn thuốc cũ. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn gây nhờn thuốc kháng sinh, vô cùng nguy hiểm cho quá trình điều trị.

+ Không dùng kháng sinh khi trẻ mắc viêm mũi họng cấp do virus gây ra, vì kháng sinh không loại bỏ được virus. Chỉ dùng kháng sinh khi trẻ mắc viêm mũi họng cấp do vi khuẩn.

+ Không tự ý dùng các thuốc ngưng sổ mũi (ví dụ: chlorpheramin hoặc desloratadin). Các thuốc này hoạt động theo cơ chế làm khô đờm nhằm ngắt cơn sổ mũi. Triệu chứng sổ mũi của trẻ có thể giảm, tuy nhiên đờm khô lại sẽ khiến không khạc được ra ngoài trẻ sẽ bị ho nhiều hơn.

+ Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.

 

Chăm sóc trẻ bị viêm họng cần lưu ý những gì?

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm họng cho trẻ

 

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định nhằm tập trung điều trị triệu chứng viêm họng như:

+ Thuốc hạ sốt

+ Thuốc kháng sinh

+ Tây hoặc Đông y

+ Nhỏ mũi bằng nước muối

2. Hạ sốt đúng cách cho trẻ 

Sốt cao là một trong những triệu chứng gặp phải khi trẻ bị viêm họng. Nếu trẻ sốt quá cao trên 39 độ sẽ dễ bị co giật và để lại biến chứng lâu dài, nguy hiểm. Để giữ trẻ an toàn, bố mẹ cần nắm được những bước hạ sốt đúng cách và áp dụng khi nhiệt độ của con lên trên 38 độ C.

+ Sử dụng các thuốc hạ sốt có chứa đơn chất paracetamol, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho bé, hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi lần dùng thuốc cách nhau 4-6 giờ, không dùng quá 5 lần mỗi 24 giờ. Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol theo hàm lượng 10 -15mg/kg cân nặng/lần uống. Theo đó: Hàm lượng 80mg dành cho trẻ 5 – 8kg hoặc <1 tuổi, hàm lượng 150 dành cho trẻ 10 – 15kg hoặc 1 -3 tuổi, 250mg dành cho trẻ 16 – 25 kg hoặc trẻ 4 – 6 tuổi.

+ Lau người cho bé bằng khăn ấm để hạ nhiệt độ cơ thể.

+ Duy trì nhiệt độ phòng ở mức 25 độ C.

+ Vào thời tiết lạnh, cần giữ ấm cơ thể và đặc biệt là các khu vực cổ, bàn chân, ngực của trẻ.

+ Bù nước bằng cách uống nhiều nước, uống nước hoa quả hoặc sử dụng dung dịch điện giải Oresol cam loại 5,63g/gói hoặc Oresol theo liều lượng quy định.

+ Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, thoải mái.

3. Bù nước và chất điện giải đúng cách

Ngay cả khi trẻ không còn sốt, việc cung cấp đủ nước và chất điện giải cho trẻ khi mắc viêm họng là cần thiết. Bạn có thể cung cấp nước bằng cháo, súp, nước trái cây, nước lọc,…dung dịch điện giải.

4. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ bị viêm họng

Khi trẻ mắc viêm họng cấp, sốt cao, nhiều bố mẹ hạn chế không tắm cho trẻ tuy nhiên điều này không được khuyến khích. Trẻ cần được đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, giúp cơ thể thông thoáng dễ chịu hơn, đồng thời tắm cũng giúp giảm nhiệt độ cơ thể, hạ sốt.

Cách tắm cho trẻ khi bị viêm họng, sốt:

+ Đo nhiệt độ trước khi tắm để nắm được thân nhiệt, từ đó có phương pháp tắm phù hợp.

+ Pha nước tắm thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ C.

+ Tắm trong phòng kín gió, tránh gió lùa, nhiệt độ phòng ổn định.

+ Gội đầu trước, thao tác nhanh, tiếp đến phần thân.

+ Lau khô trẻ bằng khăn bông mềm và mặc quần áo thoáng, thấm hút tốt.

+ Lưu ý thời gian tắm không nên quá lâu.

5. Chăm sóc, vệ sinh mũi họng cho trẻ bị viêm họng cấp

Khi con mắc viêm họng cấp, khu vực mũi họng sẽ tiết nhiều dịch mủ, đờm gây khò khè, khó thở cho trẻ. Nếu không thường xuyên vệ sinh loại bỏ các dịch nhày, bệnh sẽ lâu khỏi hơn. Cần chú ý thường xuyên vệ sinh khu vực mũi họng trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,09% NaCI.

+ Đối với trẻ sơ sinh: có thể dùng dụng cụ hút mũi, tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Làm sạch răng miệng của trẻ bằng dụng cụ rơ lưỡi đều đặn sáng và tối.

+ Đối với trẻ lớn hơn: có thể nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sáng và tối, mỗi lần không ít hơn 2 phút. Ngoài ra, súc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.

 

Chăm sóc trẻ bị viêm họng cần lưu ý những gì?

Vệ sinh mũi đúng cách giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm họng cấp

6. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho trẻ

Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt một chế độ ăn khoa học sẽ giúp trẻ nâng cao miễn dịch từ đó nhanh chóng phục hồi và hạn chế tái phát bệnh.

Những thực phẩm cần thiết bổ sung cho trẻ khi mắc viêm họng cấp là:

+ Thức ăn chứa hàm lượng vitamin A và C giúp tăng đề kháng, bảo vệ và làm dịu niêm mạc cổ họng, tăng sức bền thành mạch: Cà rốt, cam, gấc, rau ngót, rau dền,..

+ Thực phẩm chứa khoáng chất như sắt, kali,…có tác dụng làm lành thương tổn niêm mạc cổ họng: cua, nấm hương, mộc nhĩ, rau dền đỏ,…

+ Mật ong, chanh muối, gừng, quất,…là các thực phẩm có tác dụng giảm viêm, giảm đau nên bổ sung trong chế độ chăm sóc trẻ viêm họng.

+ Bổ sung nước trái cây: cam, chanh, dưa hấu,…

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mắc viêm họng cấp:

Cho bé bú nhiều cữ trong ngày: sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường đề kháng của trẻ, nên tăng liều lượng sữa mẹ để trẻ hấp thu nhiều dưỡng chất hơn.

7. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng

Môi trường không khí nhiều bụi bẩn sẽ gây hại nghiêm trọng đến đường hô hấp. Việc giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ làm giảm đi nguy cơ tái phát các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi họng cấp.

8. Khi nào trẻ bị viêm họng cấp cần đi khám?

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có những biểu hiện như:

+ Sốt cao liên tục trên 38 độ C, đã sử dụng các biện pháp hạ sốt nhưng không có tác dụng, co giật.

+ Trẻ ho dai dẳng, giữ dội, thở gấp, thở khó, co rút lồng ngực.

+ Trẻ đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần trong ngày, trẻ nôn chớ nhiều.

+ Các triệu chứng liên tục trong 2 ngày điều trị không có dấu hiệu thuyên giảm.

+ Chảy dịch tai.

 

Chăm sóc trẻ bị viêm họng cần lưu ý những gì?

Khi phát hiện những triệu chứng bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế

——————————————-

Bình rửa mũi Dr.Green – Giải pháp chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho cả gia đình!

Địa chỉ: B45 – Lô 6 – Khu đô thị Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội

Website: https://binhruamui.com

Hotline: 0936002006

deneme bonusu slot siteleri bonus veren siteler deneme bonusu veren siteler redroyalbet.net redroyalbet redroyalbet giriş