Mũi có thể nhận biết được khoảng hơn 1 nghìn tỷ mùi khác nhau. Một người trung bình mỗi ngày sản xuất và nuốt khoảng 1,7 lít chất nhầy ở mũi còn gọi là nước mũi. Trong khi hầu hết chúng ta thường không quan tâm đến nước mũi thì chính màu sắc nước mũi lại tiết lộ rất nhiều về sức khỏe.
>> Xem thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc
- Thông tin tổng hợp về bình rửa mũi chính hãng
- Bình rửa mũi xoang giá rẻ nhất thị trường
Nước mũi là gì?
Nước mũi là chất nhầy trong suốt, có chức năng bắt giữ bụi bẩn, dị vật có trong không khí khi hít vào, nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể qua mũi.
Nước mũi từ đâu ra?
Theo các nhà khoa học thì nước mũi được tạo ra từ những tuyến niêm mạc mũi dọc theo đường hô hấp (phần mũi, phần cổ họng và phổi). Chủ yếu là từ các tuyến niêm mạc dọc đường mũi, lượng nhỏ được tạo ra từ các xoang.
Đoán bệnh qua màu sắc của nước mũi
a) Dịch mũi loãng màu trong
Nếu bạn bị chảy nước mũi, hơi loãng và có màu trong, điều đó có nghĩa cơ thể bạn khỏe mạnh. Loại dịch này giúp mũi ngăn ngừa và loại bỏ bụi bẩn từ môi trường. Chúng chứa các protein và kháng thể chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi.
b) Dịch mũi trong và dày
Loại chất nhầy này là dấu hiệu của dị ứng mạn tính. Nó làm tắc mũi, thậm chí gây sưng niêm mạc mũi. Tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng hoặc dị ứng để được tư vấn cụ thể.
c) Dịch màu trắng
Đây là dấu hiệu bạn bị viêm mũi hoặc cảm lạnh thông thường. Các niêm mạc bị viêm, sưng, làm chậm dòng chảy của chất nhầy, khiến mũi bị mất độ ẩm và trở nên dày, trắng và đục.
d) Dịch màu vàng
Đây là dấu hiệu cảm lạnh hoặc viêm mũi đang biến chứng nghiêm trọng hơn. Các tế bào máu trắng chống nhiễm trùng tập trung ở nơi bị nhiễm khuẩn. Chúng lẫn trong dịch nước mũi khiến dịch chuyển sang màu vàng. Cảm lạnh có thể kéo dài 10-14 ngày. Tốt nhất lúc này, bạn nên nghỉ ngơi và uống đủ nước cần thiết, đảm bảo cơ thể đủ khỏe mạnh để chống lại bệnh tật.
e) Dịch màu xanh lá cây
Đây là dấu hiệu hệ miễn dịch đang hoạt động hết mức để chống lại nhiễm trùng gây cảm lạnh. Chất nhầy lúc này dày đặc với các tế bào trắng chết. Nếu bệnh kéo dài hơn 12 ngày, bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu viêm xoang, nhiễm khuẩn, đặc biệt kèm theo sốt hoặc buồn nôn.
g) Dịch màu hồng hoặc đỏ
Đây có thể là máu. Nó có nghĩa niêm mạc mũi đã bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như bị khô, xì mũi quá mạnh hoặc gãy mũi. Ho quá nhiều cũng có thể khiến dịch mũi có máu do các mạch máu bị vỡ ở mũi hoặc cổ họng. Nếu sau 30 phút mà máu chảy không ngừng, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Đặc biệt, nếu hiện tượng này xuất hiện ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện.
h) Dịch màu nâu
Đó có thể là máu cũ bị khô lại hoặc bạn đã hít phải bụi bẩn hay khí độc. Hãy sử dụng nước muối biển để làm sạch chúng.
i) Dịch màu đen
Nếu bạn không phải là người hút thuốc hoặc ma túy, chất này màu đen có thể là dấu hiệu nhiễm nấm nghiêm trọng. Nó thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Loại chất nhầy này cũng xuất hiện ở những người mắc bệnh phổi mạn tính.
k) Dịch màu đục, dấp dính và có mùi tanh
Đây chính là dấu hiệu của viêm xoang mạn tính. Vùng niêm mạc mũi và cổ họng bị sưng và sản sinh ra nhiều chất nhầy, gây ra hiện tượng trên. Nếu đã thử nhiều cách chữa trị và sử dụng thuốc kháng sinh nhưng không có hiệu quả, bạn cần mau chóng đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị khác tốt nhất. (Bạn có thể tham khảo cách trị viêm xoang tại nhà đơn giản, hiệu quả tại đây)
Nếu tình trạng nước mũi chảy ra quá nhiều, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để khắc phục:
+ Hạn chế ra ngoài trời trong thời gian từ 5-10 giờ sáng.
+ Sử dụng khẩu trang, mặt nạ chống bụi… khi ra ngoài.
+ Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để làm loãng dịch nhầy.
+ Tránh để mũi bị khô bằng cách sử dụng máy làm ẩm không khí.
+ Rửa mũi bằng các Bình rửa mũi chuyên dụng như Bình rửa mũi Dr.green…Tần suất khoảng 2 – 3 lần/ngày.
+ Sử dụng thuốc điều trị chứng nghẹt mũi trong trường hợp nặng dưới sự giám sát của bác sĩ.
Cập nhật những thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích tại website binhruamui.com nhé!