5 SAI LẦM TAI HẠI KHI RỬA MŨI CHO TRẺ

Rửa mũi cho trẻ là phương pháp chăm sóc cho trẻ được nhiều cha mẹ lựa chọn với độ hiệu quả cao, không có tác dụng phụ, an toàn với trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách để vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách.

>> Xem thêm: Tất cả về bình rửa mũi Dr.Green mà khách hàng cần biết

Trong bài viết này, hãy cùng Dr.Green tìm hiểu về 5 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi rửa mũi cho trẻ và cách sử dụng bình rửa mũi đúng cách nhé!

5 SAI LẦM TAI HẠI KHI RỬA MŨI CHO TRẺ

1. Rửa mũi cho trẻ bằng xilanh

Sử dụng xi lanh là cách rửa mũi phổ biến nhất. Nhưng không phải với trẻ, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì đây là một biện pháp rửa mũi sai lầm với trẻ:

1.1. Xi lanh tạo ra áp lực cao

Cha mẹ không thể nào kiểm soát được lực của xi lanh, nếu lực quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ, gây phù nề. Việc này sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm mũi.

1.2. Thiết kế không phù hợp với trẻ nhỏ

Xi lanh thường có cấu tạo đầu xịt tương đối sắc nhọn, do đó nếu dùng xi lanh để rửa mũi cho bé mà không cẩn thận sẽ gây tổn thương mũi của trẻ, gây chảy máu, để lâu sẽ thành viêm nhiễm, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

Vì thế, rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh là một điều mà các bậc phụ huynh cần tránh, hãy rửa mũi cho bằng cách nhỏ trực tiếp dung dịch rửa mũi từ từ vào mũi bé.

2. Nước muối rửa quá đặc

Nhiều bà mẹ có thói quen khi pha dung dịch rửa mũi cho bé sẽ sử dụng muối thông thường thay cho nước muối sinh lý với suy nghĩ rằng nước muối thường sẽ giúp bé khỏi bệnh sớm hơn. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

2.1. Không phù hợp để vệ sinh mũi

Trong muối chúng ta sử dụng hàng ngày chứa rất nhiều các tạp chất gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Nước muối sinh lý thì khác hoàn toàn, nước muối sinh lý là sản phẩm đã được cấp phép bởi các sở Y tế, đảm bảo sự an toàn và điều kiện sử dụng cho trẻ.

2.2. Nồng độ không đảm bảo

Bên cạnh đó, khi tự ý pha nước muối sẽ không đảm bảo nồng độ mà dựa hoàn toàn vào cảm tính. Nếu như pha quá đặc, với nồng độ muối quá mạnh sẽ gây tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ.

2.3. Không an toàn với sức khỏe của trẻ

Ảnh hưởng nghiêm trọng của nước muối quá đặc chính là việc nước từ tế bào sẽ bị kéo ra khỏi niêm mạc mũi.

Nước muối với nồng độ 0.9% có đặc điểm là hút nước của mọi tế bào sống bao gồm vi khuẩn và cả tế bào của con người. Vì vậy, nếu sử dụng loại nước muối nay trong một thời gian dài sẽ gây tổn hại đến niêm mạc mũi của trẻ.

3. Rửa mũi khi trẻ đang nằm

Rửa mũi cho trẻ là một việc khá khó khăn với các bố mẹ khi trẻ sẽ thường có phản kháng với việc rửa mũi…

Thông thường, cha mẹ sẽ để trẻ nằm, giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc vệ sinh mũi cho trẻ. Nhưng điều đó là một sai lầm nghiêm trọng vì chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới trẻ.

Việc này sẽ gây ra ác cảm cho trẻ, khiến trẻ sợ hãi dẫn đến việc trẻ bị sặc khiến phổi gặp nguy hiểm.

Việc để trẻ rửa mũi khi nằm sẽ khiến trẻ dễ bị sặc, và theo phản xạ trẻ sẽ nuốt dung dịch xuống theo tự nhiên. Việc làm này sẽ khiến dung dịch bị tràn lên tai, gây viêm tai giữa ở trẻ.

4. Không rửa sạch chất nhầy khi vệ sinh mũi

Cha mẹ thường không rửa sạch chất nhầy ở mũi trước khi rửa mũi cho trẻ. Sai lầm này sẽ làm giảm đi hiệu quả của việc rửa mũi. Nếu như làm sạch chất nhầy này, rửa mũi sẽ đem lại nhiều tác dụng hơn.

Thông thường sau khi rửa mũi, cha mẹ sẽ lấy giấy để thấm bên ngoài. Cha mẹ sẽ bị quên mất không hút sạch dịch trong mũi trẻ.

Không hút dịch sẽ khiến việc vệ sinh không phát huy tối đa tác dụng. Việc này khiến trẻ ngày càng nghẹt mũi hơn.

Hãy sử dụng thêm các dụng cụ rửa mũi để vệ sinh mũi cho trẻ tốt nhất nhé. Việc này sẽ giúp tăng hiệu quả hơn.

5. Hút mũi quá nhiều lần cho trẻ

Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ không nên giải quyết bằng việc sử dụng dụng cụ hút rửa mũi. Sử dụng dụng cụ hút mũi sẽ tạo nên áp lực lên niêm mạc mũi của trẻ.

Theo lời khuyên của nhiều bác sĩ, cha mẹ chỉ nên hút mũi 3 lần/ngày. Kết hợp cùng với 1-3 giọt muối sinh lý làm chất nhầy loãng hơn, dễ dàng vệ sinh mũi hơn.

Trên đây là bài viết: 5 SAI LẦM TAI HẠI KHI RỬA MŨI CHO TRẺ, Dr.Green mong sau bài viết này cha mẹ đã có thể nhận ra được những sai lầm khi rửa mũi cho trẻ, từ đó hãy lưu ý để rửa mũi đúng cách cho trẻ, giúp trẻ bảo vệ đường hô hấp hiệu quả.