Sổ mũi là một triệu chứng viêm đường hô hấp tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ. Để có thể khắc phục được tình trạng này một cách hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp được áp dụng rất phổ biến theo tư vấn của các chuyên gia.
>> Xem thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc
- Thông tin tổng hợp về bình rửa mũi chính hãng
- Bình rửa mũi xoang giá rẻ nhất thị trường
1. Các nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi
Trẻ bị nhiễm lạnh: Bé bị sổ mũi thường đa phần là do cảm lạnh. Thời tiết chuyển mùa là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gây sổ mũi, nghẹt mũi.
Không khí khô: Bộ phận niêm mạc của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không khí khô. Vào những ngày tiết trời khô hanh, trẻ sẽ ít tiết dịch mũi khiến cho bộ phận niêm mạc trở nên yếu và khô đi. Từ đó gây ra các biểu hiện như bé bị sổ mũi, cảm cúm, khịt mũi, mệt mỏi,…
Các chất gây dị ứng: Những tác nhân gây dị ứng như gió, khói bụi, lông vật nuôi, nấm mốc,… khi đi vào niêm mạc mũi sẽ gây ra hiện tượng kích ứng. Ngoài triệu chứng hắt hơi, sổ mũi thì các bé còn có thể bị phát ban, nổi mẩn hoặc ngứa da.
Trẻ bị cảm cúm: Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian mà bé dễ bị sổ mũi và cảm cúm nhất. Những trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm cúm trong thời gian này.
Do virus gây ra: Niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều loại virus nguy hiểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh khô hanh chúng sẽ phát triển mạnh và làm trẻ bị cảm hoặc viêm mũi họng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị sổ mũi cũng có thể là do con bị lạnh khi nằm điều hòa hoặc bị lây bệnh cảm từ người thân trong gia đình. Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng rất phổ biến và thường là không quá nghiêm trọng.
2. Những biểu hiện khi trẻ bị sổ mũi
Cần theo dõi sát tình trạng sổ mũi của trẻ để có phương pháp cải thiện phù hợp
3.1. Dùng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi
– Dụng cụ hút mũi cùng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu rất hiệu quả và an toàn cho trẻ. Khi dùng, cha mẹ nên làm ấm dụng cụ bằng cách nắm dụng cụ lại trong bàn tay khoảng vài phút.
Tùy từng dạng sản phẩm mà có thể nhỏ hoặc bơm xịt vào mũi trẻ theo hướng dẫn.
– Nước muối sẽ làm cho dịch mũi đặc loãng ra, giúp cho việc hút mũi sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
– Cách sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé bị sổ mũi:
+ Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân.
+ Nhẹ nhàng nhỏ (hoặc bơm xịt tuỳ theo loại sản phẩm) 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ.
+ Sau vài phút, khi dịch mũi đã loãng hơn, nhẹ nhàng dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.
3.2. Cho trẻ uống nhiều nước
Khi trẻ bị sổ mũi, nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, thức uống hay thức ăn dạng lỏng như nước trái cây, súp để bổ sung nước đầy đủ nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn, giúp dễ dàng hơn cho việc làm sạch.
Nên bổ sung nước và các thức ăn dạng lỏng cho trẻ khi trẻ bị sổ mũi
3.3 Tắm cho trẻ với nước gừng ấm
Hơi từ nước gừng được pha ấm khi trẻ hít vào sẽ giúp làm lỏng dịch mũi. Điều này làm cho dịch mũi của bé có thể tự chảy ra và cha mẹ vệ sinh mũi cho trẻ cũng dễ dàng hơn.
3.4. Cho trẻ nằm ở tư thế đúng cách
Gối đầu hơi cao một chút giúp giảm sung huyết mũi, làm mũi bớt nghẹt. Cho bé nằm nghiêng sẽ giúp nước mũi chảy ra ngoài nhanh hơn.
3.5. Thay đổi tư thế cho trẻ
Nếu thấy bé bị nghẹt mũi trái, hãy cho bé nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Đây được gọi là nguyên lý là “nước chảy chỗ trũng”.
3.6 Thoa dầu tràm – dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ
Khi trẻ vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ nên xoa một chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút. Bên cạnh đó cũng nên xoa dầu vào lưng và ngực bé để làm ấm và hỗ trợ hô hấp cho bé.
Trước khi bé đi ngủ, mẹ nên đi tất cho bé đỡ lạnh chân, tránh gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
Dầu tràm và dầu khuynh diệp là 2 loại dầu có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp
3.7. Khi nào trẻ cần uống thuốc?
Thông thường, tình trạng sổ mũi của trẻ sẽ được cải thiện với những phương pháp kể trên. Tuy nhiên với những trường hợp sau, cha mẹ cần lưu ý để đưa trẻ đi khám bác sĩ để có được đơn thuốc điều trị phù hợp:
– Trẻ bị sổ mũi kèm sốt cao (>38 độ C) trên 2 ngày.
– Trẻ ho nhiều, sổ mũi kèm biểu hiện khó thở (đặc biệt là bé dưới 3 tháng tuổi).
– Trẻ có những triệu chứng cúm kèm theo như bỏ chơi, bỏ ăn, nôn ói, quấy khóc liên tục.
Gợi ý Combo Bình rửa mũi + Muối biển Nha đam Dr.Green, hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng cho trẻ:
– Sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi
– Viêm mũi xoang
– Viêm mũi dị ứng
– Hen phế quản
– Cảm cúm, cảm lạnh
– Ở lâu trong phòng điều hòa