Những lưu ý khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh là vấn đề không khó khăn, đặc biệt là trong cuộc sống hiện nay khi có rất nhiều phương pháp trị nghẹt mũi như thuốc tây, các mẹo dân gian,… Thế nhưng nếu trị ngẹt mũi cho trẻ không đúng cách sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng Dr.Green tìm hiểu những lưu ý khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhé!

Những lưu ý khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì ?

Những phương pháp trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Sử dụng dụng cụ để hút dịch mũi cho bé

Những lưu ý khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
BÓNG HÚT MŨI LÀ DỤNG CỤ HIỆU QUẢ

Nhỏ từ 1 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào một lỗ mũi (thường từ 1 – 3 giọt đối với trẻ sơ sinh), có thể chờ khoảng 10 – 30 giây để làm cho dịch mũi trở nên sệt. Khi thực hiện việc hút dịch, hãy tắt một lỗ mũi và sử dụng dụng cụ hút mũi (có thể là dạng quả bóp cao su hoặc dụng cụ hút mũi 2 dây…) để hút chất nhầy từ lỗ mũi đã được làm ướt. Lặp lại quy trình với lỗ mũi còn lại. Hãy giữ thời gian nghỉ giữa hai bên. Cha mẹ nên hút mũi cho bé trước khi bé bú, và có thể thực hiện một vài lần trong ngày. Tránh hút mũi khi bé không tỉnh táo, đặc biệt là gần giờ ngủ.

Dưới đây là cách sử dụng dụng cụ hút mũi dạng quả bóp cao su:

Bóp nhẹ vào quả bóng cao su tròn trước khi đặt đầu hút gần lỗ mũi của bé. Hãy nhớ không cần phải bóp quá mạnh, chỉ cần làm sao cho nó khít đúng là đủ. Sau đó, giảm áp lực bóp (nhả bóng) ra từ từ để hút dịch mũi ra ngoài. Lặp lại quy trình với bên mũi còn lại. Hãy làm sạch dụng cụ bằng xà phòng sau mỗi lần sử dụng.

Cách sử dụng dụng cụ hút mũi dạng dụng cụ hút mũi 2 dây như sau:

Trước khi sử dụng lần đầu tiên, hãy rửa sạch dụng cụ bằng nước nóng và để nó khô hoàn toàn. Đặt bé nằm ngửa với đầu bé hơi nghiêng về phía bên phải. Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi của bé. Đặt đầu mềm của dây hút vào lỗ mũi của bé, sau đó cha hoặc mẹ hút nhẹ qua đầu dây còn lại để hút chất nhầy trong mũi ra. Dịch mũi sẽ chảy xuống bình chứa và không thể vào dây hút đang được cha/mẹ hút. Lặp lại các bước cho mũi còn lại. Cuối cùng, nâng bé lên và cho bé nghiêng đầu về phía trước để chất nhầy còn lại chảy ra ngoài. Bạn có thể dùng gòn hoặc khăn mềm thấm nước muối sinh lý để nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy chảy xuống phía trước mũi bé.

Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị nghẹ mũi từ bình rửa mũi Drgreen

Vỗ nhẹ vào lưng bé

Vỗ nhẹ vào lưng có thể kích thích quá trình long đờm, giảm cảm giác tức ngực và khó thở cho trẻ sơ sinh.

Cha hoặc mẹ có thể đặt bé nằm sấp trên đùi của mình, một tay giữ chặt và tay còn lại nhẹ nhàng vỗ vào lưng của bé. Hoặc có thể cho bé ngồi trên đùi mình, một tay ôm bé sao cho người bé nghiêng về phía trước khoảng 30 độ, và tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng. Đây là một phương pháp giúp long đờm trong đường hô hấp, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cha mẹ nên giữ bé ấm, tránh cho bé tiếp xúc với không khí lạnh và kiểm tra nhiệt độ của máy lạnh trong phòng. Nhiệt độ lý tưởng cho phòng của trẻ sơ sinh nên dao động từ 26-28 độ C. Cha mẹ cũng nên kiểm tra xem bé có thể phản ứng với các chất hóa học như bột giặt, nước xả vải, phấn hoa, phấn rôm, lông động vật… hoặc bất kỳ thành phần nào khác có thể gây nghi ngờ trong nhà.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng có thể gây ra dị ứng và ảnh hưởng đến tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống, tránh ăn quá mức những thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, nhộng ong… Đặc biệt, mẹ cũng nên ngừng ăn các thực phẩm mà chính mình có dấu hiệu dị ứng, vì có khả năng cao chúng cũng có thể gây ra dị ứng cho bé thông qua sữa mẹ.

Dùng máy xông hơi

Những lưu ý khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
tạo độ ẩm trong phòng bằng máy xông hơi là cách hiệu quả giúp xử lý trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Đặt máy phun sương làm mát hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của bé là một cách hiệu quả để tăng độ ẩm trong không khí. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi mũi được duy trì ẩm và không còn cảm giác khô rát.

Phụ huynh cần thường xuyên thay nước và làm sạch máy để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Lưu ý rằng không nên sử dụng tinh dầu trong máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm cho trẻ sơ sinh, vì tinh dầu có thể gây kích ứng đường hô hấp của bé. Điều này làm giảm nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe và giữ cho môi trường xung quanh bé an toàn.

Những lưu ý khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Khi sử dụng mẹo dân gian để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  1. Vệ sinh và an toàn: Luôn giữ vệ sinh khi thực hiện các phương pháp mẹo nhân gian, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với mũi của trẻ. Rửa sạch tay trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào và đảm bảo sạch sẽ các dụng cụ sử dụng.
  2. Tránh chất kích ứng: Hạn chế sử dụng các chất có mùi mạnh như tinh dầu hoặc hương liệu, vì chúng có thể làm tăng tình trạng nghẹt mũi hoặc kích ứng đường hô hấp của trẻ.
  3. Kiểm tra nguồn gốc của bài thuốc dân gian: Tránh sử dụng các bài thuốc nhân gian không rõ nguồn gốc hoặc không được chứng minh an toàn cho trẻ sơ sinh. Trước khi áp dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng phương pháp được chọn là an toàn và phù hợp.
  4. Theo dõi phản ứng của trẻ: Lưu ý các dấu hiệu phản ứng của trẻ sau khi áp dụng mẹo dân gian. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào, như khó chịu, ngứa, hoặc nghẹt mũi không giảm, cần ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm các mẫu bình rửa mũi cho bé