Ho là triệu chứng nhiều người mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Với trẻ nhỏ, ho diễn ra trong một khoảng thời gian dài và lâu chấm dứt. Tình trạng ho kéo dài ở trẻ thường là dấu hiệu của các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng, viêm thanh quản… Trẻ bị ho kéo dài thường bị mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần,… dẫn tới sụt cân, chậm phát triển.
>> Xem thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc
- Thông tin tổng hợp về bình rửa mũi chính hãng
- Bình rửa mũi xoang giá rẻ nhất thị trường
1. Ho kéo dài ở trẻ gây hậu quả gì?
Trẻ nhỏ, sức đề kháng chưa hoàn thiện thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp với triệu chứng phổ biến là ho, hắt hơi, sổ mũi,… Ho là biểu hiện bình thường, một phản xạ sinh lý giúp bảo vệ cơ thể, làm sạch đường thở, tống xuất đờm… để nhung mao hô hấp hoạt động tốt. Trong nhiều trường hợp, ho cũng là biểu hiện của bệnh viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi…
Tình trạng ho kéo dài ở trẻ khiến trẻ mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn, suy sụp tinh thần,… Trẻ bị sụt cân, hạn chế tăng trưởng chiều cao và chậm phát triển. Ho lâu ngày có thể khiến trẻ bị nôn trớ, kéo dài dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải và suy nhược cơ thể.
Ho sụt cân, sức khỏe không ổn định,… cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của trẻ. Ngoài ra, trẻ bị ho lâu ngày còn có nguy cơ tổn thương thanh quản làm đổi giọng hoặc co thắt thanh quản, tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.
2. Nên làm gì để ngăn chặn tình trạng ho kéo dài ở trẻ?
a) Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ
Khi trẻ bị ho, phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm hoặc gây ra những phản ứng khác như tiêu chảy, kháng thuốc… Với trường hợp trẻ ho kèm các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và có phương án can thiệp điều trị kịp thời.
b) Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, vitamin
Cha mẹ cần tăng cường thêm các bữa ăn sau khi trẻ bị bệnh và cả trong lúc bệnh cũng cần cố gắng cho trẻ ăn. Trong chế độ ăn của bé, phụ huynh nên cố gắng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, phụ huynh nên vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý để làm thông đường thở…
Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.
Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài.
Cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website binhruamui.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho trẻ hữu ích nhé.