Điều trị dứt điểm nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Ngạt mũi ở trẻ là hiện tượng rất hay thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu do sức đề kháng của trẻ rất yếu. Đối với tình trạng này rất nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang và không biết phải làm sao. Cách nhận biết chính xác và điều trị chứng ngạt mũi ở trẻ. Các bác sĩ của Dr. Green sẽ giúp các bố mẹ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm tất cả thông tin về bình rửa mũi https://binhruamui.com/tat-ca-ve-binh-rua-mui-dr-green-can-biet/

1. CHỨNG NGẠT MŨI Ở TRẺ?

Như chúng ta đã biết, đối với trẻ nhỏ cấu trúc khoang mũi chưa phát triển. Vì vậy mà diện tích khoang mũi cũng rất nhỏ. Ngạt mũi là tình trạng khi khoang mũi bị tắc nghẽn do bị các dịch nhầy bít kín. Điều này khiến cho việc hít thở của trẻ trở nên khó khăn. Vì đường di chuyển của không khí đã bị hẹp lại.

Điều trị dứt điểm nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Chứng ngạt mũi ở trẻ

Tình trạng này sẽ khiến các bé gặp rắc rối trong việc hô hấp. Và khó khăn trong sinh hoạt như ăn và ngủ. Đặc biệt là những trẻ sơ sinh khó chịu hay quấy khóc. Các bé chưa học được cách thở bằng miệng. Nên đôi khi việc này cũng sẽ vô cùng nguy hiểm đặc biệt khi bé đi ngủ.

Chính vì vậy, ba mẹ cần nắm rõ chứng ngạt mũi ở trẻ và tìm ra hướng điều trị kịp thời. Tránh để việc ngạt mũi ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

2. VÌ SAO XUẤT HIỆN CHỨNG NGẠT MŨI Ở TRẺ

Xét từ các triệu chứng lâm sàng, nếu trẻ chỉ ngạt mũi mà không có các biểu hiện gì khác. Thì thường bệnh cũng không quá nặng. Vì vậy nếu ba mẹ nên hiểu về nguyên nhân khiến trẻ xuất hiện tình trạng này. Vừa để xử trí kịp thời vừa giúp bé điều trị tại nhà an toàn, hiệu quả mà không cần đến bác sĩ.

Điều trị dứt điểm nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây chứng ngạt mũi ở trẻ

a. Tác nhân bên ngoài:

– Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng ngạt mũi ở trẻ. Bên cạnh đó là những biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng và chán ăn.

– Thay đổi thời tiết: Thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết quá lạnh là lúc bé dễ dàng xuất hiện các triệu chứng cảm gây ngạt mũi. Do sự biến chuyển thất thường của nhiệt độ khiến cho cơ thể bé không kịp thích ứng. Hoặc do không khí khô, nóng ẩm cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngạt mũi

– Dị vật trong mũi: Tính trẻ vốn hiếu động. Đôi khi trong lúc nô đùa có thể nhét vật nào đó vào trong mũi khiến chúng bị mắc kẹt ở khoang mũi. Điều này rất nguy hiểm và ba mẹ cần phải phát hiện kịp thời để đưa trẻ đi khám một cách nhanh nhất tránh gây ra các biến chứng sau này.

b. Nguyên nhân từ bệnh lí, hoặc tình trạng cơ thể

– Ngạt mũi sơ sinh: Tình trạng này thường xuất hiện ở những trẻ nhỏ khoảng 3 tuổi. Nếu không xuất hiện các dấu hiệu đi kèm nào khác. Thì nguyên nhân có thể là do nước nhầy bào thai vẫn chưa được rút ra hết khỏi đường hô hấp của trẻ. Bạn cần đến gặp bác sĩ để hút dịch này ra.

– Do viêm phổi, viêm phế quản: Khi trẻ còn quá nhỏ, sức đề kháng và hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện hoàn toàn. Thì việc mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản là rất phổ biến và thường xuyên xuất hiện ở trẻ.Trẻ sẽ có các triệu chứng kèm theo như ho, dịch nhầy xuất hiện nhiều nhưng không chảy thành nước khiến trẻ không thở được. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này cũng không nên kéo dài. Vì có thể dẫn đến bệnh mãn tính khó điều trị về sau.

– Sức đề kháng yếu: Có thể do chế độ ăn uống hoặc bé đang thiếu chất dẫn đến việc sức đề kháng của bé giảm xuống, rất dễ bị kích thích với những tác nhân bên ngoài và gây nghẹt mũi.

3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHỨNG NGẠT MŨI Ở TRẺ?

Khi trẻ bị nghẹt mũi, ngoài triệu chứng dễ nhận thấy như nghẹt mũi, trẻ sẽ có một vài triệu chứng khác bao gồm: Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ngáy, khó thở, hơi thở nặng nề, sốt.

Nếu trẻ chỉ đơn thuần sốt nhẹ, ngạt mũi, hắt hơi, ho thì có thể chỉ là các bệnh về đường hô hấp nhẹ và có thể điều trị tại gia như cảm cúm, thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu. Ba mẹ cần vệ sinh đường hô hấp mỗi ngày. Cũng như tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng. Tình trạng bé có thể sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Tuy nhiên nếu bé nhà gặp tình trạng sốt cao, đi kèm các triệu chứng chảy dịch cam, đỏ (sẫm màu) sốt cao, khó thở, hơi thở nặng nề,… Trong trường hợp này trẻ có nguy cơ cao mắc một số bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị. Đồng thời với việc sử dụng thuốc để điều trị chứng ngạt mũi ở trẻ cần vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày. Để việc hô hấp được dễ dàng hơn.

4. CHỨNG NGẠT MŨI Ở TRẺ CÓ GÂY NGUY HIỂM HAY KHÔNG?

Tuy việc nghẹt mũi thông thường không quá nguy hiểm. Nhưng cũng có thể gây ra một số những ảnh hưởng tiêu cực đến bé.

Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ: khiến trẻ khó chịu lúc ăn uống, ngủ nghỉ và thường quấy khóc.

Nếu cha mẹ chủ quan, không cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời chứng ngạt mũi ở trẻ kịp thời viêm mũi cấp tính có thể chuyển sang mãn tình. Hoặc rất dễ gặp các bệnh về đường hô hấp sau này.

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Hiện tượng ngạt mũi vào ban đêm rất nguy hiểm. Bởi khi đó nếu trẻ chưa biết cách thở bằng miệng (trẻ sơ sinh). Thì việc hít thở sẽ khó khăn, lượng không khí bị hạn chế. Việc thiếu oxi trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Thậm chí, xấu nhất là ngạt thở nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời. Do vậy, bố mẹ khi có con bị nghẹt mũi cần đặc biệt lưu ý tới tình trạng của trẻ lúc về đêm và nên lấy dịch mũi cho trẻ trước khi đi ngủ.

5. ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM CHỨNG NGẠT MŨI Ở TRẺ

Điều trị dứt điểm nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Phương pháp điều trị chứng ngạt mũi ở trẻ
  • Vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muỗi: Đây là cách cơ bản để giúp làm sạch khoang mũi, kháng khuẩn và giảm việc khiến bệnh lý trở nên nặng hơn. Tác dụng khác của việc rửa mũi còn là làm mềm các vảy cứng, loãng dịch nhầy giúp trẻ dễ thở hơn. Khi trẻ bị ngạt mũi nên rửa mũi 2 lần/ngày. Tuy nhiên cũng không nên nhỏ quá nhiều có thể làm khô dịch mũi của trẻ.
  • Hút mũi: là việc dùng các công cụ chuyên dụng để hút dịch mũi của trẻ. Tuy nhiên việc này nên để các bác sĩ thực hiện. Bởi lực hút nếu quá mạnh có thể làm tổn thương mũi của trẻ.
  • Bổ sung độ ẩm trong không khí: Không nên để trẻ ở phòng điều hòa, hoặc nơi có độ ẩm thấp. Điều này sẽ khiến tình trạng ngạt mũi của trẻ càng nghiêm trọng hơn.
  • Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ: việc này sẽ giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon giấc hơn. Đồng thời cũng khiến trẻ dễ thở hơn.
  • Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường vitamin C, các chất tăng cường sức đề kháng. Lưu tâm tới sinh hoạt của trẻ.
  • Vệ sinh sạch sẽ không gian nơi trẻ sinh hoạt. Thay chăn ga, gối, đệm thường xuyên.
  • Vào mùa đông, nên giữ ấm cho trẻ. Đặc biệt là vùng ngực, cổ làm giảm nguy cơ cảm cúm. Không tắm đêm cho trẻ và kiểm soát nhiệt độ nước khi tắm.

Một số điều mà các bố mẹ cần lưu ý:

– Không tự ý hút mũi cho trẻ mà chưa hiểu rõ quy trình hút mũi, không hút mũi bằng miệng.
– Không tự ý cho trẻ dùng thuốc, chất kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn
– Không áp dụng các mẹo dân gian khi chưa hiểu rõ hoặc không có sự kiểm chứng từ y học.
– Không nên kiêng tắm cho trẻ vì như vậy sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn phát triển mạnh hơn

6. SỬ DỤNG BÌNH XỊT MŨI DR. GREEN KID ĐIỀU TRỊ CHỨNG NGẠT MŨI CHO TRẺ

Điều trị dứt điểm nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Điều trị chứng ngạt mũi ở trẻ bằng bình rửa mũi Dr.Green

Thay vì việc sử dụng dụng cụ hút mũi nguy hiểm để hút dịch ở mũi cho trẻ. Các chuyên gia hiện nay khuyến khích nhiều hơn việc rửa mũi bằng bình rửa mũi chuyên dụng. Bởi điều này sẽ an toàn hơn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu bình rửa mũi. Nhưng đối với đối tượng là trẻ nhỏ bạn cần tìm ra loại bình có thiết kế phù hợp, an toàn, dễ sử dụng. Ba mẹ cần nghiêm khắc trong việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá bình rửa mũi.

Để đáp ứng nhu cầu cao và ngày càng khó tính của khách hàng. Dr.Green đã tạo ra sản phẩm bình xịt mũi Dr. Green kid dành riêng cho trẻ nhỏ.

Sản phẩm đã được các bác sĩ chuyên gia kiểm chứng và khuyên dùng. Sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam với dây chuyền sản xuất Châu Âu. Là sản phẩm ưa chuộng được các bà mẹ Việt tin dùng. Sản phẩm có những đặc điểm ưu việt sau:

– An toàn tuyệt đối cho người sử dụng, phù hợp cả cho trẻ nhỏ và mẹ mang bầu.
– Chất liệu làm bằng nhựa y tế, an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, đồng thời đã được sở y tế kiểm định và cấp phép.
– Đầu rửa bằng Silicon nhẹ dịu, mềm mại, êm dịu phù hợp với khoang mũi nhạy cảm của các bé. Đồng thời tránh tổn thương vật lý trong quá trình vệ sinh mũi.
– Thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng mang theo bên người.
– Thành phần dung dịch với độ PH đảm bảo, có chất lô hội giúp giữ ẩm và muối biển sâu giúp làm sạch một cách hiệu quả nhất.

> Hy vọng bài viết của các bác sĩ đến từ gia đình DR.GREEN đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được các thắc mắc về chứng ngạt mũi ở trẻ. Nếu còn bất cứ vấn đề gì vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.