Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi và cách xử lý

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở gây tắc nghẽn khiến bé khó thở và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Để đảm bảo an toàn cho con, các mẹ cần biết được nguyên nhân trẻ mắc phải và cách xử trí nhanh chóng. Hãy cùng Dr.Green tìm hiểu về tình trạng Trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi: Dấu hiệu và cách xử trí qua bài viết dưới đây nhé!

Các nguyên nhân gây trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi và cách xử lý
uống sữa không đúng cách khiến trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi là hiện tượng rất phổ biến. Nguyên nhân chính là do khả năng kiểm soát các van đóng mở ở cổ họng của trẻ còn yếu, khiến trẻ khó có thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị sặc sữa bao gồm:

  • Cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc cho trẻ bú khi trẻ đang ăn, đang khóc, cười hoặc không tập trung.
  • Sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú quá cao hoặc lỗ ở núm bình sữa quá to, quá rộng, sữa trào ra nhiều khiến trẻ không kịp nuốt.
  • Trẻ vừa bú vừa ngủ, nhưng lại không nuốt sữa kịp khiến sữa trào lên mũi, khí quản gây sặc.
  • Trẻ đói quá nên vội bú sữa, bú nhanh quá sẽ dễ bị sặc, bị ọc sữa lên mũi.
  • Trẻ bị mất tập trung khi đang bú sữa, ví dụ như mải nhìn hoặc nghe các chuyện xảy ra xung quanh, cười với người khác,…

Tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa vài phổi diễn ra như thế nào?

Về bản chất, hầu họng của con người được phân chia thành hai phần: khí quản và thực quản. Thức ăn và chất lỏng di chuyển qua thực quản và hướng xuống dạ dày. Trong khi đó, không khí đi vào khí quản và tiếp tục xuống phổi để thực hiện chức năng hô hấp.

Nắp thanh quản, một tấm mô đặt phía trên đỉnh khí quản, được sử dụng như một cánh cửa để ngăn chặn thức ăn và chất lỏng xâm nhập vào khí quản (lối vào của đường thở chính) khi đang ăn uống. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ gặp vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng nuốt, gây ra sự rối loạn trong chức năng của các cơ trong cổ họng, thì có thể xảy ra tình trạng thức ăn và chất lỏng “đi lạc” vào khí quản và từ đó đi vào phổi.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa thường là nguồn thức ăn chính. Do đó, nếu trẻ gặp vấn đề về chức năng nuốt, việc sặc sữa vào phổi khi bú có thể xảy ra. Nếu tình trạng này chỉ xảy ra ít lần và với lượng nhỏ, có thể không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên hoặc lượng sữa sặc vào phổi nhiều, đây là vấn đề nghiêm trọng và cần được điều trị và xử lý ngay lập tức.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi

Triệu chứng và dấu hiệu của việc trẻ bị sặc sữa vào phổi có thể xuất hiện trong và sau khi trẻ bú hoặc uống sữa. Những dấu hiệu này giúp bạn nhận biết tình trạng này, bao gồm:

  1. Trẻ sơ sinh bú với lực yếu.
  2. Hoặc có biểu hiện ho hoặc nghẹn khi đang bú hoặc uống sữa.
  3. Thở khò khè, thở rít, hoặc khó thở.
  4. Thở nhanh hơn, thậm chí có thể gấp hơn hoặc gặp khó khăn khi thở khi đang bú.
  5. Nôn sau khi bú hoặc uống sữa.
  6. Trẻ có thể vặn người khi đang bú sữa.
  7. Xuất hiện sốt nhẹ sau khi bú.
  8. Các biểu hiện bên ngoài như da hơi xanh, đỏ quanh mắt, chảy nước mắt, nhăn mặt khi đang bú, là những dấu hiệu khác thể hiện sự khó chịu và khó khăn khi cho bé bú. Đối với trẻ lớn hơn, thay đổi trong giọng nói cũng có thể là một dấu hiệu.

Trong một số trường hợp, trẻ bị sặc sữa vào phổi mà không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi, viêm phổi tái phát (do chất lỏng tích tụ trong phổi), suy dinh dưỡng và tăng trưởng kém. Một số trường hợp đáng tiếc hơn có thể dẫn đến hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi có nguy hiểm không?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi và cách xử lý
trẻ sơ binh bị sặc sữa vào phổi là tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ

Các chuyên gia bác sĩ tại khoa Nhi khẳng định rằng, hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh thường xuyên xảy ra và được coi là một trong những tai nạn phổ biến. Nếu không có sự can thiệp sơ cứu kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Người chăm sóc trẻ thường mắc phải những thói quen không tốt khi cho trẻ bú hoặc ăn, như đặt trẻ trong tư thế không đúng, cho trẻ bú quá nhiều, hoặc bú khi trẻ đang khóc. Sự chủ quan trong việc quản lý lượng sữa mẹ cũng có thể khiến trẻ nuốt không kịp, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh non tháng, đối tượng thường dễ mắc phải hiện tượng sặc sữa. Việc nhận thức và tuân thủ những quy tắc này sẽ giúp tránh nguy cơ sặc sữa ở trẻ.

Ngoài ra, triệu chứng của hiện tượng sặc sữa vào phổi cũng thường xuất hiện ở trẻ có các dị tật về vùng hầu họng như khe hở môi, khe hở vòm, và những vấn đề tương tự. Điều này đặc biệt quan trọng để phụ huynh và người chăm sóc có thể nhận biết và đối phó với tình huống này một cách hiệu quả.

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi và cách xử lý
cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa vào phổi

Mức độ 1: Bước 1 – Đặt bé ngồi

Khi trẻ sặc sữa lên mũi và vẫn có khả năng ho, bạn nên đặt bé ngồi thẳng, khuyến khích bé ho và đẩy sữa ra. Lau sạch mặt, miệng, và mũi cho bé. Chờ đến khi bé ổn định trước khi tiếp tục cho trẻ bú sữa.

Mức độ 2: Bước 2 – Hút sữa

Nếu trẻ trào sữa lên mũi và da trở nên tái nhợt, ngay lập tức bạn cần hút sữa từ mũi và miệng của bé. Đây là bước sơ cứu quan trọng trong khi chờ đến khi đội cứu thương đến.

Sử dụng miệng của bạn để hút sữa ngay lập tức, càng nhanh và mạnh càng tốt. Sau đó, kích thích bé hoặc nhéo chân để kích thích bé thở ra.

Mức độ 3 và 4: Bước 3 – 4: Vỗ lưng và ấn ngực

Nếu sau bước 2 mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở và da tái nhợt, hãy thực hiện ngay các thủ thuật vỗ lưng và ấn ngực.

Vỗ lưng:

  • Đặt bé nằm sấp.
  • Nâng đầu và cổ bằng tay trái và để đầu thấp hơn than.
  • Sử dụng gốc bàn tay phải để vỗ 5 lần vào lưng ở giữa hai xương bả vai.
  • Lật bé nằm sấp để kiểm tra xem đã thoát sữa hết chưa và bé đã thở lại bình thường chưa.

Ấn ngực:

  • Sau khi vỗ lưng, đặt bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu và kẹp giữa bàn tay và cánh tay để đầu thấp hơn thân.
  • Quan sát mũi họng, nếu có sữa trào ra, hãy hút sạch.
  • Sử dụng hai ngón tay bàn tay phải để ấn mạnh vào vùng giữa và dưới của xương ức 5 lần.

Bước 5: Đưa bé đi cấp cứu

Nếu trẻ vẫn chưa thở được, nên đưa bé đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Nguồn: https://binhruamui.com