4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh Tai – Mũi – Họng

Nhiều thói quen tưởng bình thường của cha mẹ nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tai-mũi-họng của con. Chỉ cần cha mẹ có quan niệm chưa đúng sẽ dẫn đến những hành động chưa đúng trong việc chăm sóc sức khỏe đường hô hấp của con.

>> Xem thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc

1. Hút thuốc lá gần trẻ nhỏ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh Tai – Mũi – Họng

Cần hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất gây hại cho sức khỏe con người. Thuốc lá gây ra 25 căn bệnh khác nhau cho người hút. Những người không hút nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc các bệnh tương tự người hút. Trong số 7,1 triệu ca tử vong do thuốc lá thì có 1,2 triệu ca gây ra tử vong do tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.

Khi trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ dẫn đến viêm phế quản, nhiễm trùng tai, thậm chí là ung thư vòm họng… Các triệu chứng đầu tiên của trẻ bị viêm đường hô hấp trên và dưới do khói thuốc có thể là ho kéo dài, ho có đờm, hen suyễn, rát họng…

2. Không vệ sinh răng miệng trẻ

Có không ít bố mẹ nghĩ rằng, trẻ nhỏ chưa ăn uống nhiều thì không cần vệ sinh răng miệng, cho súc miệng qua qua là được. Đây hoàn toàn là một quan niệm sai dẫn đến thói quen không tốt cho trẻ.

Với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phần lớn là bú sữa mẹ, sữa công thức và ăn dặm. Có thể bé còn trong giai đoạn mọc răng. Chính vì vậy, cha mẹ nên cho bé uống nước sau khi kết thúc bữa ăn và dùng nước muối sinh lý lau rửa lưỡi, quanh miệng cho bé. Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể tạo cho bé thói quen súc miệng kèm súc họng bằng nước muối sinh lý và đánh răng ngày 2 lần. Đây là một thói quen tốt để bảo vệ răng miệng cũng như phòng ngừa bệnh đường hô hấp ngay từ khi còn nhỏ cho trẻ.

3. Tự pha nước muối tại nhà để vệ sinh tai-mũi-họng cho trẻ

Vẫn có một số cha mẹ tự pha nước muối tại nhà để súc miệng và cho con cùng dùng. Tuy nhiên, việc này gây hại nhiều đến vòm hầu họng bởi nước muối tự pha không thể đạt độ tinh khiết và cân bằng như nước muối bán trên thị trường. Chúng ta đều biết, dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ 0.9 %, nghĩa là trong 100 ml dung dịch chỉ chứa 0.9 gam muối. Tỷ lệ này an toàn và nhẹ dịu phù hợp với lớp niêm mạc mỏng ở mũi, họng và tai.

Thực tế cho thấy, nước muối tự pha mặn hơn nhiều so với dung dịch nước muối sinh lý 0.9%. Độ mặn này có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, vòm họng bị ảnh hưởng dẫn đến viêm phế quản, khô rát họng, chảy dịch mũi…

4. Thường xuyên rửa mũi, xịt mũi cho trẻ

Vệ sinh tai – mũi – họng cho bé là rất tốt nhưng vệ sinh quá nhiều, quá thường xuyên sẽ không còn tốt nữa. Niêm mạc mũi được bảo vệ bởi một lớp nhầy để ngăn bụi và giữ ẩm cho mũi. Khi xịt rửa thường xuyên gây ảnh hưởng tới lớp nhầy bảo vệ mũi khiến trẻ dễ viêm mũi, ho sụ. Hơn nữa, nhiệt độ của nước rửa cũng gây co mạch máu, giảm miễn dịch tại chỗ…

Cho nên, khi mũi trẻ đang không gặp vấn đề thì cha mẹ không nên vệ sinh quá thường xuyên. Cha mẹ nên lựa chọn những sản phẩm dung dịch vệ sinh tai – mũi – họng nhẹ dịu mà an toàn với trẻ có thành phần là bảo tử lợi khuẩn.

 

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh Tai – Mũi – Họng

Rửa mũi cùng bình rửa mũi Dr.Green – giải pháp chăm sóc sức khỏe tai – mũi – họng hàng đầu

 

——————————————

Bình rửa mũi Dr.Green – Giải pháp chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho cả gia đình!

Địa chỉ: B45 – Lô 6 – Khu đô thị Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội

Website: https://binhruamui.com

Hotline: 0936002006